Râu Tôm Nấu Với Ruột Bầu

Video cách nấu râu tôm nấu với ruột bầu

Giữa trưa hè oi ả, đến cái lá cây cũng chẳng buồn động đậy, có bát canh bầu nấu tôm cũng khiến bữa cơm thêm mát mẻ. Theo Đông y, bầu vị hơi nhạt, tính mát, có công hiệu giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận phổi, trừ ngứa. Mùa bầu sai quả nhất là vào mùa hè vì thế cũng dễ hiểu vì sao món canh bầu lại hợp với mùa hè, mùa mà mâm cơm Việt truyền thống không thể thiếu bát canh.

Câu ca dao kinh điển trên đã được dân mạng chế rất dễ thương như sau:

Râu tôm nấu với ruột bầu. Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. Tội nghiệp cho mấy đứa con. Cha chan mẹ húp thế con húp gì?

Đứa con thì có tội chi Râu tôm đã hết, ruột bầu cũng không Nhưng mà bạn có thấy không Mình tôm cùng với thân bầu đi đâu Đơn giản chỉ có một câu Tình cảm cha mẹ không đâu sánh bằng.

Chuyện bỏ râu khi chế biến tôm, bỏ ruột quả bầu (chỉ lấy cùi cứng ở ngoài) gần như ai cũng biết (vì râu tôm và ruột bầu giá trị dinh dưỡng thấp). Trong Từ điển tục ngữ Việt giải thích câu này là: “Ăn tôm thì nhớ bỏ râu đi cũng như ăn bầu thì nhớ bỏ ruột (vì đó đều là những thứ chẳng béo bổ gì)”. Nhiều câu tục ngữ có lời khuyên tương tự, như “Ăn tôm bỏ râu, ăn trầu nhả bã”, “Ăn trầu nhả bã, ăn cá nhả xương”, “Ăn cá nhả xương, ăn đường nuốt chậm”, v.v. Kinh nghiệm hiển ngôn như thế có lẽ không có gì phải bàn thêm. Còn câu ca dao Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon không hề mâu thuẫn với câu tục ngữ trên. Bởi người ta mượn câu này cốt chuyển tải một hàm ý “Tình yêu đôi lứa mặn mà sẽ đem lại không khí hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh. Râu tôm và ruột bầu là hai thứ bỏ đi nhưng cũng sẽ trở thành món canh ngọt ngào nếu vợ chồng hoà thuận”.

Tuy nhiên, chuyện “râu tôm” còn có khá nhiều giai thoại. Tôi xin giới thiệu một truyện vui dân gian liên quan tới điều này.

Số là, có một cô gái mới về làm dâu nhà nọ. Cô dâu trẻ người non dạ chưa có nhiều kinh nghiệm, lại rất đoảng vị trong việc tề gia nội trợ. Vợ chồng trẻ được gia đình thu xếp cho ở riêng. Bữa ấy, cô đi mua về một mẻ tôm càng. Vốn tính đại lãn, “nàng” không chịu nhặt râu, bẻ càng, chỉ rửa qua rồi đổ ngay vào nồi “rang chỏng”. Mẹ chồng thấy vậy không hài lòng. Bà bèn quyết định dạy cho nàng dâu mới một bài học.

Khi tôm rang xong, bà đon đả vác bát sang, nói rằng hôm nay mình bận không ra chợ được. Biết con dâu có nồi tôm ngon, bà muốn “vay” một ít về ăn tạm, mấy hôm nữa sẽ trả. Vay bằng cách nào ư? Tiện đôi đũa trong tay, bà nói chỉ vay một “gắp”. Nói đoạn, bà liền khua đũa vào nồi và gắp đúng “một gắp”. Khốn nỗi, tôm chưa nhặt râu, khi rang xoắn hết lại với nhau nên chỉ khua một vòng đũa là bà mẹ chồng kia đã khoắng sạch mẻ tôm mang về.

Mấy hôm sau, bà mang niêu tôm của mình sang trả. Tôm bà nhặt râu nhẵn nhụi, kho lên co lại, đỏ au, rất hấp dẫn. Và theo thoả thuận, cô dâu liền lấy đũa lấy đúng một gắp. Nhưng hỡi ôi, cô cố khua mãi thì cuối cùng cũng chỉ gắp được chú tôm to nhất. Bà mẹ chồng hả hê mang cả niêu tôm (gần như nguyên vẹn) về, mặc cho nàng dâu thẫn thờ, vừa tiếc vừa xấu hổ.

“Ăn tôm bỏ râu, ăn bầu bỏ ruột” là câu thành ngữ muốn nhắc ta phải biết ứng xử hợp lí trong việc chế biến từng loại thức ăn. Nó đơn giản thôi mà vẫn phải học đó các bạn ạ:

Một gắp hết cả niêu tôm Trách nàng dâu trẻ vẫn còn đoảng ghê…

-PGS TS PHẠM VĂN TÌNH-

Bước sang thế giới thực dưỡng, râu tôm hay ruột bầu thì cũng ăn láng theo nguyên tắc ăn toàn phần (nếu không gây cản trở gì về tiêu hóa thì cứ dùng). Cá nhân mình chẳng bao giờ bỏ ruột bầu, hay thậm chí còn ăn luôn vỏ đôi khi. Món canh bầu trong bài viết này dùng tép khô Cần Thơ, bé tẹo. Miền Bắc, miền Trung cũng có con ruốc, con moi nấu canh tuyệt hảo. Mình ít dùng tôm tươi để nấu canh do không tìm được nguồn bảo đảm, hơn nữa con gì lớn hơn, sẽ có nhiều rủi ro hơn..

Canh râu tôm ruột bầu chỉ là ví von, thực chất món canh này sẽ có nhiều đồ chơi Việt Nhật như sau: – Bầu sao 1 quả – Tép khô 1 muỗng canh – Rong biển phổ tai 1 lá nhỏ nấu với 4 miếng nấm đông cô khô thành nước dashi – Hành lá, tiêu, mugi miso, muối biển

Nấu nước dashi 15ph, cho tép và bầu vào nấu thêm 10ph, nêm muối và tương Mugi Miso nhẹ nhàng, thêm ít hành lá và tiêu là xong.

Trần Thu Uyên: Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là thuuyen (tên thật là Trần Thu Uyên) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền. Hai năm kinh nghiệm sản xuất những nội dung như ẩm thực, giáo dục, phong thủy, sự kiện, thần số học, chiêm tinh... Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với viết lách, đặc biệt là chia sẻ góc nhìn của mình về 1 vấn đề cụ thể. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và vũ trụ xung quanh. Mình là một biên tập viên của Vui Học Tiếng Hàn. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài làm việc để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực tới mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: https://twitter.com/thuuyen268 https://www.linkedin.com/in/thuuyen268/ https://www.twitch.tv/thuuyen268/ https://www.flickr.com/people/thuuyen268/ https://dribbble.com/thuuyen268/about https://www.behance.net/thuuyen268 https://github.com/thuuyen268 https://www.scoop.it/u/thuuyen268 https://vi.gravatar.com/thuuyen268 https://www.reddit.com/user/thuuyen268 https://issuu.com/thuuyen268 https://www.goodreads.com/thuuyen268 https://myspace.com/thuuyen268/ https://trello.com/u/thuuyen268 https://www.plurk.com/thuuyen268 https://linkhay.com/u/thuuyen268 https://linktr.ee/thuuyen268 https://www.pinterest.com/thuuyen286/ www.tumblr.com/thuuyen268 https://vimeo.com/thuuyen268 https://soundcloud.com/thuuyen268 https://patreon.com/thuuyen268