Bệnh gút có ăn được rau ngót không?

Bệnh gút có ăn được rau ngót không?

Bệnh gút có ăn được rau ngót không?

Rau ngót là thực phẩm rất đỗi quen thuộc trong gian bếp mỗi gia đình. Nhưng liệu bệnh gút có ăn được rau ngót không và có làm tăng axit uric trong máu ở những người mắc bệnh này hay không? Hãy cùng tìm hiểu bạn nhé!

Thành phần dinh dưỡng trong rau ngót

Rau ngót là loại cây cực kỳ dễ trồng, dễ sống, sinh trưởng nhanh và ít khi sâu bệnh, thường không phải dùng đến thuốc trừ sâu, vì vậy đây được xem là thực phẩm khá lành và an toàn. Không những vậy, rau ngót còn rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Theo các nghiên cứu, trong 100g rau ngót cung cấp tới 169mg canxi, 2,7mg sắt, 123mg magie, 2400mg mangan, 65 mg photpho, 457mg kali, 25mg natri,…

Theo Đông y, rau ngót có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Không những vậy, rau ngót còn rất lợi tiểu, bổ huyết, cầm huyết, sát khuẩn, tiêu viêm, nhuận tràng, sinh cơ,… cực kỳ hiệu quả. Một số công dụng cụ thể của rau ngót có thể kể đến như sau:

  • Ổn định huyết áp: Rau ngót chứa một lượng papaverin dồi dào có tác dụng chống co thắt cơ trơn, giúp giãn mạch và cải thiện được triệu chứng cao huyết áp.
  • Giảm cân hiệu quả: Thực tế cho thấy những người uống nước rau ngót sống sẽ giúp duy trì vóc dáng, giảm béo bụng hiệu quả.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Rau ngót có chứa một hàm lượng insulin đáng kể, giúp kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt.
  • Cải thiện tình trạng nám da: Rau ngót có chứa nhiều vitamin A, B, C,… có khả năng ức chế sự hình thành của các sắc tố trên da, ngăn ngừa nám da hiệu quả. Bạn có thể đắp mặt nạ rau ngót bằng cách giã nát, thêm một ít gừng và đắp nên mặt trong khoảng 20 – 30 phút. Kiên trì thực hiện mỗi tuần 2 – 3 lần để thấy sự cải thiện.
  • Hỗ trợ điều trị táo bón: Rau ngót rất giàu chất xơ nên phòng ngừa và điều trị tình trạng táo bón rất hiệu quả.
  • Chữa mồ hôi trộm ở trẻ em: Nếu bé bị mồ hôi trộm, bạn có thể nấu canh rau ngót thường xuyên cho trẻ ăn để cải thiện. Đây còn là món ăn rất giàu dinh dưỡng, kích thích ăn uống ở những trẻ hay biếng ăn nên bạn có thể tăng cường bổ sung cho bé nhé!
Rau ngót chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Bệnh gút có ăn được rau ngót không?

Rau ngót rất giàu dinh dưỡng nhưng liệu người mắc bệnh gút có ăn được rau ngót không? Theo các chuyên gia, chế độ ăn cho người mắc bệnh gout nên hạn chế tối đa các thực phẩm có hàm lượng purin cao để tránh làm tăng hàm lượng axit uric trong máu. Trong khi đó, rau ngót được xếp vào danh sách thực phẩm có hàm lượng purin thấp. Do đó, người bệnh gút hoàn toàn có thể sử dụng rau ngót để chế biến các món ăn hằng ngày mà không cần lo lắng sẽ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Không những vậy, rau ngót không chứa chất béo nên không gây ảnh hưởng đến tốc độ đào thải axit uric. Ngược lại, đây còn là loại rau giàu chất xơ, giúp duy trì cân nặng ổn định, không gây áp lực lên các khớp xương đang bị tổn thương. Như đã phân tích ở trên, rau ngót rất giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn có thể chế biến các món ăn khác nhau như canh rau ngót, rau ngót luộc hoặc uống nước ép rau ngót để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể nhé!

Bệnh gút có ăn được rau ngót không là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Một số lưu ý khi người mắc gút ăn rau ngót

Mặc dù rau ngót rất giàu dinh dưỡng và không gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh gút, tuy nhiên với những người mắc căn bệnh này cần lưu ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo tốt nhất cho cơ thể:

  • Bạn chỉ nên sử dụng rau ngót với lượng vừa phải, lượng phù hợp nhất là khoảng 50g rau ngót/ngày. Nếu ăn quá nhiều, việc dư thừa chất dinh dưỡng cũng không phải là điều có lợi cho sức khỏe. Bạn có thể thay đổi các loại rau khác trong chế độ ăn hằng ngày như cần tây, cải xanh, tía tô,… Đây đều là những loại rau ít purin và tốt cho người mắc bệnh gút.
  • Nếu bạn mắc bệnh gút kèm theo chứng mất ngủ, khó ngủ thì việc ăn rau ngót với lượng lớn là điều không nên.
  • Phụ nữ mang thai mắc bệnh gút không nên ăn rau ngót vì có thể gây sảy thai, nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu.
  • Trước khi dùng rau ngót để chế biến các món ăn hoặc ép nước uống, bạn nên ngâm rửa sạch sẽ, có thể dùng nước pha loãng để loại bỏ vi khuẩn và tạp chất, đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
  • Mặc dù rau ngót có hàm lượng purin thấp nhưng khi bạn chế biến cùng các thực phẩm chứa nhiều purin như thịt đỏ, nội tạng động vật,… thì nguy cơ tăng hàm lượng axit uric trong máu vẫn xảy ra. Vì thế, bạn không nên kết hợp các thực phẩm này với nhau và tìm hiểu kỹ bệnh gút nên kiêng ăn gì nhé!
  • Chế độ ăn uống đóng một phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, nó không thể thay thế các thuốc trị gout để có thể điều trị bệnh. Do đó, bạn cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý cắt giảm hoặc tăng liều dùng của thuốc, tránh gặp phải các biến chứng của bệnh gút.
  • Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm cần thiết, bạn nên duy trì việc uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để cơ thể đào thải axit uric dư thừa đạt hiệu quả tốt hơn.
Bạn nên chế biến rau ngót cùng các thực phẩm có hàm lượng purin thấp

Vậy bệnh gút có ăn được rau ngót không? Người bị gút hoàn toàn có thể ăn rau ngót vì lượng vitamin và khoáng chất có trong rau ngót giúp tăng việc đào thải acid uric ra khỏi cơ thể qua thận. Với thành phần kháng sinh tự nhiên rau ngót còn giúp sát khuẩn vùng xương khớp bị viêm do tinh thể muối urat làm tổn thương. Thật không quá khó để tìm kiếm loại rau dân dã, quen thuộc này, vì thế bạn đừng bỏ qua các món ăn hoặc nước ép có thành phần rau ngót để tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh gút nhé!

This post was last modified on Tháng Bảy 21, 2024 2:15 chiều

Trần Thu Uyên: Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là thuuyen (tên thật là Trần Thu Uyên) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền. Hai năm kinh nghiệm sản xuất những nội dung như ẩm thực, giáo dục, phong thủy, sự kiện, thần số học, chiêm tinh... Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với viết lách, đặc biệt là chia sẻ góc nhìn của mình về 1 vấn đề cụ thể. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và vũ trụ xung quanh. Mình là một biên tập viên của Vui Học Tiếng Hàn. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài làm việc để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực tới mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: https://twitter.com/thuuyen268 https://www.linkedin.com/in/thuuyen268/ https://www.twitch.tv/thuuyen268/ https://www.flickr.com/people/thuuyen268/ https://dribbble.com/thuuyen268/about https://www.behance.net/thuuyen268 https://github.com/thuuyen268 https://www.scoop.it/u/thuuyen268 https://vi.gravatar.com/thuuyen268 https://www.reddit.com/user/thuuyen268 https://issuu.com/thuuyen268 https://www.goodreads.com/thuuyen268 https://myspace.com/thuuyen268/ https://trello.com/u/thuuyen268 https://www.plurk.com/thuuyen268 https://linkhay.com/u/thuuyen268 https://linktr.ee/thuuyen268 https://www.pinterest.com/thuuyen286/ www.tumblr.com/thuuyen268 https://vimeo.com/thuuyen268 https://soundcloud.com/thuuyen268 https://patreon.com/thuuyen268